Những start-up tham gia chương trình thực tế Shark Tank có thể nhận được nhiều cuộc thương thuyết lên đến hàng triệu USD. Nhưng liệu những thỏa thuận ở ngoài đời có giống với những gì diễn ra trên sóng truyền hình?
Xem thêm : Thương vụ bạc tỷ
Việt Nam là quốc gia thứ 41 đưa Shark Tank lên sóng truyền hình mang tên 'Thương vụ bạc tỷ'. Đây là chương trình truyền hình thực tế nơi những nhà khởi nghiệp tìm kiếm đầu tư từ các shark (nhà đầu tư).
Đối với một số start-up, một vài phút xuất hiện trên truyền hình có thể sẽ làm thay đổi toàn bộ cuộc đời họ nếu như may mắn nhận được những hợp đồng đầu tư béo bở của bất kỳ 'cá mập' nào.
Tuy nhiên, tờ Forbes vừa đưa ra một tiết lộ gây 'sốc'. Đó là những thỏa thuận trên truyền hình có thể sẽ bị thay đổi hoặc thậm chí hủy bỏ sau đó.
Thỏa thuận đầu tư có thể bị hủy bỏ
Tờ Forbes đã tiếp cận 237 doanh nghiệp nhận được quyết định đầu tư trong 7 mùa đầu của Shark Tank. Trong đó có khoảng 73% (khoảng ¾) trong số đó không nhận được cam kết đầu tư chính xác như trên sóng truyền hình.
Chương trình Shark Tank Mỹ.
Theo ghi nhận, khoảng 43% nói rằng những thỏa thuận của họ không diễn ra và kết thúc đúng như những gì cam kết. Các 'cá mập' có thể rút khỏi thỏa thuận hoặc thay đổi điều kiện không có lợi cho các start-up. Một số khác hủy bỏ sau khi nhận được những điều kiện không hấp dẫn, thậm chí các thỏa thuận có thể chấm dứt trong êm đẹp.
Xem thêm : http://vietnambiz.vn/so-phan-nhung-hop-dong-tien-ty-trong-shark-tank-sau-khi-len-song-39290.html/
Khoảng 30% số người tham gia chương trình nói rằng khoản đầu tư cam kết trên sóng truyền hình sẽ thay đổi trong quá trình diễn ra đàm phán hoặc thẩm tra doanh nghiệp sau đó nhưng họ vẫn chọn ký kết thỏa thuận.
Các dự án có bị cường điệu hóa?
Trong tập 3 Shark Tank Việt Nam (hay còn gọi Thương vụ bạc tỷ), việc CEO trẻ Nguyễn Thị Thùy Trang được cả 4 shark tranh giành đầu tư vào dự án Emwear – đồ mặc ở nhà dành cho phụ nữ tạo nên nhiều tranh cãi.
Dự án Emwear của CEO Thùy Trang gây ra nhiều tranh luận.
Theo như giới thiệu, độ tuổi khách hàng của Emwear chủ yếu từ 20-35, thu nhập trên 8 triệu đồng/tháng, sống tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM. Trung bình một đơn hàng của cô thường có giá 1,2 triệu đồng cho hai sản phẩm.
Mục tiêu ban đầu của Thùy Trang là kêu gọi số vốn 1 tỷ 150 triệu đồng, đổi lấy 20% cổ phần. Sau khi thuyết trình xong, cô được 4/5 shark muốn đầu tư. Cuối cùng, Thùy Trang lựa chọn shark Vương với 2 tỷ đổi lấy 25% cổ phần, gấp đôi số tiền cô mong muốn ban đầu.
Ngay sau đó, nữ start-up trẻ nhận được khá nhiều những lời bình luận không phục về kết quả này. Một số người cho biết, Emwear có thiết kế chẳng khác gì đồ ngủ, thậm chí còn rườm rà, không thoải mái cho công việc nội trợ hàng ngày.
Điều này khác hẳn với những gì CEO Trang nói trước các nhà đầu tư khẳng định mình khác biệt khi mang đến đồ mặc ở nhà cho phụ nữ có thể 'đa-zi-năng' sử dụng trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Tuy nhiên, nữ doanh nhân trẻ nhận được khoản đầu từ 2 tỷ từ shark Vương.
Nhiều dân mạng còn bày tỏ, 1,2 triệu đồng là số tiền quá lớn cho một bộ đồ ngủ. Với số tiền đó, họ sẽ chọn các thương hiệu nước ngoài có uy tín hơn. Tập khách hàng có thu nhập từ 8 triệu cũng sẽ không chọn lựa Emwear.
Ngoài ra, so sánh với các dự án khác của 'Thương vụ bạc tỷ', nhiều người nhận xét các shark có phần 'ưu ái' nữ doanh nhân trẻ này
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét