Mưa gió trong bão giật liên hồi khiến nhiều cây xanh ở Trường Sa bị ngã rạp, người dân được đưa đến nơi an toàn.
* Chuẩn bị tinh thần đối phó bão Tembin ở cấp thảm họa
* Nhiều trường ở Sài Gòn cho học sinh nghỉ sớm tránh bão Tembin
Tối 24/12, bão đổ bộ vào huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Mưa lớn, gió rất mạnh, giật liên hồi cấp 10, giật cấp 12. Biển động dữ dội, cột sóng cao hơn 10 m.
Cây xanh ở Trường Sa ngã đổ trong bão. Ảnh: Phương Chi.
Đại tá Phan Ngọc Quang - Phó chính ủy lữ đoàn 146 vùng 4 hải quân - cho biết, lúc 17h, bão đi qua trung tâm đảo Trường Sa. Người dân các đảo đã được sơ tán đến nơi an toàn, nên chưa có thương vong về người.
Tàu thuyền cùng ngư dân hoạt động quanh khu vực quần đảo Trường Sa đã được động viên, đưa vào đảo tránh trú. Bộ đội túc trực, chăm sóc y tế và cung cấp lương thực cùng các nhu yếu phẩm khác để người dân an tâm tránh bão.
Theo đại tá Quang, nhà cửa được chằng chống khá kỹ nên chưa ghi nhận trường hợp hư hỏng, đổ sập. Sóng biển quá lớn khiến nước dâng cao đã tràn vào chùa trên đảo Phan Vinh. May mắn, các sư thầy ở chùa đã được đưa đến nơi cao ráo từ trước.
Tuy nhiên, rất nhiều cây xanh ở đảo Trường Sa đã ngã rạp, mái tôn bay tứ tung. Nước biển tràn lên gây ngập một số vườn rau ở nơi thấp trũng trên đảo.
Trong đêm nay, quân đội cùng chính quyền địa phương túc trực theo dõi diễn biến bão để có phương án ứng phó và kịp thời hỗ trợ người dân.
Ngư dân được bộ đội đưa vào nơi an toàn tránh trú bão. Ảnh: Phương Chi.
Trong khi đó, trung tá Vũ Duy Lương, Chính trị viên giàn DK1/16 (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) cho biết, bão Tembin bắt đầu chớm vào khu vực nhà giàn, gió cấp 7, giật trên cấp 7, sóng đánh cao khoảng 5 m. "Trời đang mưa nhỏ, nếu mưa đều đều thì chiều hướng ảnh hưởng của bão chưa quá lớn", trung tá Lương nhận định.
Trước diễn biến phức tạp của bão Tembin, trung tá Lương cho biết, cán bộ chiến sĩ trên giàn đã sẵn sàng các phương án ứng phó khi bão đổ bộ vào. "Chúng tôi tăng cường gia cố trang thiết bị máy móc, triển khai chằng buộc nhà cửa, kho tàng và các khu vực tăng gia sản xuất. Đồng thời, triển khai di dời nhà xuống tàu hoặc các trang bị để bảo đảm an toàn tránh bão", trung tá Lương cho hay.
DK1 là cụm dịch vụ kinh tế khoa học kỹ thuật được xây dựng dưới dạng các nhà giàn trên thềm lục địa phía Nam. DK1 có vai trò vô cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Giàn DK1/16 cách đất liền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gần 240 hải lý.
Chỉ đạo hội nghị trực tuyến công tác ứng phó bão Tembin chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành phải có biện pháp đảm bảo an toàn giàn khoan, nhà giàn. "Nếu cần thiết, đóng giàn khoan để đảm bảo an toàn cho công nhân. Việc này giao cho Bộ Công thương khẩn trương triển khai các biện pháp", Thủ tướng yêu cầu.
Sáng 21/12, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía đông Philippines đã mạnh lên thành bão, tên quốc tế là Tembin. Ngày 22-23/12, bão hoành hành ở Philippines làm gần 200 người chết, chủ yếu do lũ và sạt lở đất. Vào biển Đông vào tối 23/12, bão được tiếp thêm năng lượng và mạnh nhất khi ở vùng biển quần đảo Trường Sa (Việt Nam).
Tròn 20 năm trước, bão Linda đổ bộ với cường độ cấp 10, gây thiệt hại cho 21 tỉnh thành Nam Bộ, làm khoảng 3.000 người chết và mất tích. Đây là cơn bão thảm khốc nhất miền Nam Việt Nam trong ít nhất 100 năm. Đầu tháng 11, nhiều tỉnh thành đã tổ chức lễ tưởng nhớ những người thiệt mạng trong bão.
>>> Nguồn: http://www.vietnammoi.vn/bao-tembin-quet-qua-dao-truong-sa-sap-den-nha-gian-dk1-69250.html
(T.V)
* Chuẩn bị tinh thần đối phó bão Tembin ở cấp thảm họa
* Nhiều trường ở Sài Gòn cho học sinh nghỉ sớm tránh bão Tembin
Tối 24/12, bão đổ bộ vào huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Mưa lớn, gió rất mạnh, giật liên hồi cấp 10, giật cấp 12. Biển động dữ dội, cột sóng cao hơn 10 m.
Cây xanh ở Trường Sa ngã đổ trong bão. Ảnh: Phương Chi.
Đại tá Phan Ngọc Quang - Phó chính ủy lữ đoàn 146 vùng 4 hải quân - cho biết, lúc 17h, bão đi qua trung tâm đảo Trường Sa. Người dân các đảo đã được sơ tán đến nơi an toàn, nên chưa có thương vong về người.
Tàu thuyền cùng ngư dân hoạt động quanh khu vực quần đảo Trường Sa đã được động viên, đưa vào đảo tránh trú. Bộ đội túc trực, chăm sóc y tế và cung cấp lương thực cùng các nhu yếu phẩm khác để người dân an tâm tránh bão.
Theo đại tá Quang, nhà cửa được chằng chống khá kỹ nên chưa ghi nhận trường hợp hư hỏng, đổ sập. Sóng biển quá lớn khiến nước dâng cao đã tràn vào chùa trên đảo Phan Vinh. May mắn, các sư thầy ở chùa đã được đưa đến nơi cao ráo từ trước.
Tuy nhiên, rất nhiều cây xanh ở đảo Trường Sa đã ngã rạp, mái tôn bay tứ tung. Nước biển tràn lên gây ngập một số vườn rau ở nơi thấp trũng trên đảo.
Trong đêm nay, quân đội cùng chính quyền địa phương túc trực theo dõi diễn biến bão để có phương án ứng phó và kịp thời hỗ trợ người dân.
Ngư dân được bộ đội đưa vào nơi an toàn tránh trú bão. Ảnh: Phương Chi.
Trong khi đó, trung tá Vũ Duy Lương, Chính trị viên giàn DK1/16 (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) cho biết, bão Tembin bắt đầu chớm vào khu vực nhà giàn, gió cấp 7, giật trên cấp 7, sóng đánh cao khoảng 5 m. "Trời đang mưa nhỏ, nếu mưa đều đều thì chiều hướng ảnh hưởng của bão chưa quá lớn", trung tá Lương nhận định.
Trước diễn biến phức tạp của bão Tembin, trung tá Lương cho biết, cán bộ chiến sĩ trên giàn đã sẵn sàng các phương án ứng phó khi bão đổ bộ vào. "Chúng tôi tăng cường gia cố trang thiết bị máy móc, triển khai chằng buộc nhà cửa, kho tàng và các khu vực tăng gia sản xuất. Đồng thời, triển khai di dời nhà xuống tàu hoặc các trang bị để bảo đảm an toàn tránh bão", trung tá Lương cho hay.
DK1 là cụm dịch vụ kinh tế khoa học kỹ thuật được xây dựng dưới dạng các nhà giàn trên thềm lục địa phía Nam. DK1 có vai trò vô cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Giàn DK1/16 cách đất liền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gần 240 hải lý.
Chỉ đạo hội nghị trực tuyến công tác ứng phó bão Tembin chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành phải có biện pháp đảm bảo an toàn giàn khoan, nhà giàn. "Nếu cần thiết, đóng giàn khoan để đảm bảo an toàn cho công nhân. Việc này giao cho Bộ Công thương khẩn trương triển khai các biện pháp", Thủ tướng yêu cầu.
Sáng 21/12, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía đông Philippines đã mạnh lên thành bão, tên quốc tế là Tembin. Ngày 22-23/12, bão hoành hành ở Philippines làm gần 200 người chết, chủ yếu do lũ và sạt lở đất. Vào biển Đông vào tối 23/12, bão được tiếp thêm năng lượng và mạnh nhất khi ở vùng biển quần đảo Trường Sa (Việt Nam).
Tròn 20 năm trước, bão Linda đổ bộ với cường độ cấp 10, gây thiệt hại cho 21 tỉnh thành Nam Bộ, làm khoảng 3.000 người chết và mất tích. Đây là cơn bão thảm khốc nhất miền Nam Việt Nam trong ít nhất 100 năm. Đầu tháng 11, nhiều tỉnh thành đã tổ chức lễ tưởng nhớ những người thiệt mạng trong bão.
>>> Nguồn: http://www.vietnammoi.vn/bao-tembin-quet-qua-dao-truong-sa-sap-den-nha-gian-dk1-69250.html
(T.V)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét